Tủ Đông Sanaky là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay đối với đối tượng khách hàng là các hộ gia đình kinh doanh hay nhà hàng, khách sạn. Tủ đông Sanaky giúp bạn bảo quản thực phẩm nhất là thực phẩm tươi sống, rau củ quả được lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng tốt. Trong bài viết này, Sanaky Việt Nam sẽ hướng dẫn sử dụng tủ đông Sanaky dành cho quý khách hàng cách một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả, an toàn, tăng độ bền cho sản phẩm.
– Khi vận chuyển tủ đông trên xe bạn lưu ý không để tủ nghiêng quá 45° để tránh hư hỏng. Sau khi vận chuyển nên để tủ ổn định từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi cắm điện sử dụng.
– Đặt tủ ở vị trí khô ráo, ít bụi và thoáng gió để đảm bảo thông thoáng phia sau tủ. Đặt tủ cách tường tối thiểu 10cm, không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng. Không đặt tủ dưới ánh nắng mặt trời và trên kệ để hàng tạp hóa.
– Đặt tủ cách xa nguồn nước, nguồn nhiệt và chất bay hơi nhằm chống ăn mòn.
– Dây điện nguồn phải lớn, đảm bảo chịu tải ít nhất là 6A.
– Dòng điện 220V-50Hz, nếu nguồn điện không ổn định thì nên dùng ổn áp.
– Sau khi cắm điện, đặt nút điều chỉnh nhiệt độ ở số 4, lúc đó đèn đỏ và đèn xanh sẽ bật sáng, nếu có màng tuyết bám bên trong thành tủ thì chứng tỏ máy hoạt động tốt.
– Sau khi mất điện / rút điện nguồn, phải đợi ít nhất 5 phút sau mới được bật lại.
Để đảm bảo thực phẩm tươi ngon thì bạn cần biết cách để điều chỉnh nhiệt độ tủ đông Sanaky như sau:
Nguồn điện hoạt động của tủ Sanaky là 220V – 50Hz, dây điện nguồn phải tốt, chịu tải ít nhất là 6A để đảm bảo tốc độ truyền năng lượng lớn.
Nếu tủ có đèn đỏ và đèn xanh bật sáng và có màng tuyết bám bên trong thành tủ thì chứng tỏ tủ vẫn hoạt động tốt. Sau khi rút điện nguồn thì phải đợi ít nhất 5 phút sau mới được bật lại.
Khi thực phẩm trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh độ lạnh ở mức trung bình của tủ để tiết kiệm điện năng. Bạn có thể điều chỉnh độ lạnh của tủ ở mức 4, 5 thay vì MAX, nếu tủ có chứa thực phẩm ít hơn có thể điều chỉnh nhiệt xuống mức 2, 3.
Khi bạn vặn nút điều chỉnh ở vị trí OFF thì tủ chuyển sang trạng thái nghỉ.
– Để luồng không khí lạnh được lưu thông tốt trong tủ cho việc giữ lạnh và làm đông, nên đặt thực phẩm cách nhau.
– Không nên đặt chai, lon nước vào tủ đông lạnh khi nhiệt độ dưới 0°C.
– Với thực phẩm, khi đông lạnh thì lượng nước trong thực phẩm sẽ mất đi, vì vậy ta nên dùng bọc hoặc hộp kín đựng thực phẩm khi bỏ vào tủ đông. Cách này cũng giúp bạn hạn chế mùi hôi thực phẩm đọng lại trong tủ.
– Đối với tủ đông dùng để đựng hoa quả làm sinh tố, nên trang bị thêm các khay rổ nhựa giúp hơi lạnh đối lưu đều trong tủ, giúp thực phẩm nhanh đông lạnh hơn.
– Tuyệt đối không dự trữ các chất lỏng, chất khí có tính kiềm, tính axit vào trong tủ.
Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau mà quá trình bảo trong khoảng thời gian khác nhau, dựa theo thời gian biểu khuyến nghị của FDA mà có thể cho chất lượng tối ưu, ví dụ:
– Trong thời gian sử dụng tủ đông, bạn nên lau chùi thường xuyên. Trước khi lau chùi, ngắt điện và tháo dây nguồn ra khỏi ổ điện. Lấy hết thực phẩm còn trong tủ ra, lau chùi bên trong tủ với 1 ít chất tẩy rửa trung tính.
– Không sử dụng nước sôi, axit, xăng dầu, các chất hóa học để lau chùi tủ.
– Sau khi lau xong thì lau khô bên trong tủ.
– Sử dụng xà bông nhẹ để lau gioăng cánh tủ, lau lại bằng nước sạch, rồi để khô tự nhiên.
– Sử dụng vải mềm và một ít chất tẩy rửa để lau bên ngoài của tủ. Tránh để dây điện rơi vào chỗ có nước. Tránh để nước bắn vào phần lốc.
– Ngoại trừ các lỗi thông thường, các lỗi khác nếu xảy ra phải được kiểm tra bởi nhân viên kỹ thuật có trình độ. Việc thay thế, sửa chữa các bộ phận điện như lốc máy, điều khiển nhiệt là không được phép.
– Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện hoặc rút nguồn ra.
– Đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ đông, mở cửa tủ để tuyết tan. Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch, khăn bông sạch, một miếng xốp (bọt biển) để cọ ướt, lau khô.
– Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ đông, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tủ đông. Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
– Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ đông sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng dung dịch kiềm hoặc bất kỳ chất nào khác nước,… để cọ rửa). Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm, làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ đông phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.