Tủ mát là thiết bị chuyên sử dụng để bảo quản lạnh thực phẩm, đồ uống trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu không có chế độ sử dụng hợp lý hoặc không đúng nguyên tắc của nhà sản xuất đưa ra thì sẽ rất có hiện tượng đóng tuyết tại thành tủ.
Thông thường, nếu bạn thiết lập nhiệt độ tủ vừa phải, thích hợp thì tủ sẽ không có tuyết hoặc có nhưng rất ít. Nếu bỗng dưng tủ mát của bạn lại đóng tuyết nhiều và dày thì đó chúng ta cần kiểm tra tìm ra nguyên nhân để xử lý sớm, tránh trường hợp làm giảm hiệu quả hoạt động, lãng phí điện năng, phát sinh thêm chi phí sửa chữa nếu để quá lâu.
– Việc đầu tiên khi phát hiện tủ mát bị đóng tuyết là bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ của tủ đang đặt. Xem xét liệu có phải nhiệt độ đang được thiết lập ở mức quá thấp hay không sau đó chỉnh lại nhiệt độ phù hợp. Nếu đã kiểm tra nhiệt độ mà không phát hiện bất thường thì hãy ngắt điện tủ và tiến hành xả tuyết cho tủ mát.
– Để xả tuyết, đầu tiên bạn hãy ngắt kết nối tủ với nguồn điện, để cho lốc của máy nguội hẳn rồi mới tiến hành xử lý các công đoạn tiếp theo. Đầu tiên hãy đem tất cả thực phẩm hiện có trong tủ ra ngoài, đem bảo quản bằng túi giữ nhiệt hoặc đặt ở nơi mát nhất trong nhà.
– Sau đó, bạn hãy mở tất cả cửa tủ, đem ngăn kệ ra ngoài và đặt 1 ca nước nóng trong tủ. Hơi nước bốc lên sẽ giúp tuyết tan nhanh chóng. Khi tuyết tan sẽ làm xuất hiện rất nhiều nước, bạn nên chuẩn bị dụng cụ để hứng và lau lượng nước này. Sau khi tuyết đã tan hết, hãy dọn dẹp, vệ sinh cũng như lau sạch vết nước đọng rồi lắp lại các ngăn kệ như ban đầu. Bạn có thể để cửa mở và dùng quạt gió để long tủ khô ráo thật nhanh.
– Ngoài ra, bạn có thể cho 1 ít vỏ cam, chanh hoặc bã cà phê vào tủ để khử mùi thực phẩm.
– Lắp xong ngăn kệ, bạn hãy kết nối lại nguồn điện, chờ cho tủ lạnh đều rồi mang thức ăn trở lại tủ để bảo quản. Nhằm tránh việc bị đóng tuyết nhiều và bám chặt vào tủ, bạn có thể phủ 1 lớp mỏng dầu ăn lên thành tủ cũng sẽ giúp giảm bớt hiện tượng này.
– Tủ bị đóng tuyết thường tiêu thụ rất nhiều điện năng. Do đó, khi phát hiện xảy ra trường hợp này, chúng ta cần tiến hành xả tuyết ngay khi có thể nhằm giảm thiểu tối đa lượng hao tốn điện năng của tủ. Tuy nhiên, nếu trường hợp tủ mát bị đóng tuyết xảy ra thường xuyên hoặc liên tục, có thể 1 bộ phận kỹ thuật của tủ đã bị hư hỏng nặng.
– Trong trường hợp này, chúng ta không thể tự khắc phục mà cần nhờ đến thợ sửa chữa có chuyên môn. Chỉ có họ mới có thể tìm ra những nguyên nhân mang tính chuyên ngành đồng thời áp dụng cách giải quyết thích hợp cho tủ mát của bạn.